Ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ và phát triển rừng
Chiều 30/11/2017, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Công ty cổ phần ADPEX tổ chức Hội thảo “Lâm nghiệp Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ và phát triển rừng”.
Hội thảo nằm trong trong chuỗi sự kiện “Triển lãm quốc tế về thiết bị và công nghệ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nohu90 GROWTECH 2017” do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (NATEC) trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (VCIC) và Công ty cổ phần ADPEX phối hợp tổ chức từ ngày 30/11 đến ngày 02/12/2017 tại Triển lãm Quốc tế, số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Tại Hội thảo, PGS.TS Hà Văn Huân, Trường Đại học Lâm nghiệp đã giới thiệu về ứng dụng DNA mã vạch trong công tác quản lý giống cây lâm nghiệp và lâm sản. Theo đó, DNA mã vạch giúp chúng ta có thể nhận diện, phân biệt sinh vật này với sinh vật khác, sản phẩm này với sản phẩm khác. Với tính ưu việt về độ chính xác cao, giám định mẫu ở mọi trạng thái với lượng mẫu nhỏ và không thể làm giả thì đây được xem như một công cụ, giải pháp có hiệu quả để giải quyết một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nông lâm sản, đặc biệt là quản lý chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại cũng như việc bảo hộ bản quyền, thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng được GS. Vương Văn Quỳnh giới thiệu về hệ thống trạm quan tắc thời tiết tự động phục vụ dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Đây là một sản phẩm được tích hợp công nghệ mới của các lĩnh vực điện, điện tử và công nghệ thông tin vào tự động hóa trong phòng cháy, chữa cháy rừng mang lại triển vọng trong quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường và tổ chức sản xuất lâm nghiệp chính xác ở Việt Nam.
Đặc biệt, với phần mềm cập nhật diễn biến rừng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì dữ liệu rừng, đất lâm nghiệp theo dõi diễn biến đã được lưu trữ trong một bộ cơ sở dữ liệu trung tâm, được cập nhật và kết xuất, cung cấp thông tin báo cáo bất kỳ thời điểm nào phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.
Trong bối cảnh ngành Lâm nhiệp đang tái cơ cấu, thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và chương trình REDD+ với quan điểm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đạt các mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của rừng, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cũng như tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo thì việcứng dụng công nghệ cao là hết sức cần thiết. Theo ông Phạm Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp thì Hội thảo là một cơ hội tốt để các bên cùng nhau đề ra những giải pháp để tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững. Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học và viễn thám,no hu tin học, tự động hóa, điện toán đám mây,.. vào lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần thực hiện Luật Lâm nghiệp đã được Quốc Hội thông qua.
Văn phòng Tổng cục